1. Kích thước máy phát điện
Kích thước của máy phát chính là kích thước bên ngoài lớn nhất của máy bao gồm cả những chi tiết cố định. Kích thước được ký hiệu bằng H (chiều cao), W (chiều rộng) và L (chiều dài).
2. Ý nghĩa của kích cỡ máy phát điện
Kích thước máy cho biết:
- Chiều cao, chiều dài, chiều rộng của máy phát điện. Ví dụ máy phát điện Cummins 120kVA có LxWxH là 2800 x 1100 x 1600 mm.
- Độ lớn công suất: kích thước càng cao thì công suất càng lớn.
- Thi công phòng đặt máy phát điện: thiết kế bản vẽ từ thông số về kích cỡ máy phát điện.
Mỗi máy phát điện khác nhau về công suất, thương hiệu sẽ có kích thước khác nhau. Nếu bạn muốn mua một máy phát nhỏ gọn thì có thể dựa vào những thông số kích thước này.
Ví dụ, nếu bạn muốn mua một máy phát điện nhỏ gọn nhất với công suất 120kVA. Với mức công suất này, có năm thương hiệu máy phát điện như:
- Cummins: 2800 x 1100 x 1600 mm
- Mitsubishi: 2820x1080x1600 mm
- Perkins: 2570x855x1430 mm
- Iveco: 2850 x 1000 x 1420 mm
- Kofo: 2900 x 1100 x 1600 mm
Như vậy, máy phát điện nhỏ gọn nhất nên mua chính là máy phát điện Perkins.
Kích thước chỉ là yếu tố phụ giúp bạn lựa chọn máy phát điện phù hợp. Các yếu tố chính cần quan tâm vẫn là động cơ, đầu phát, công suất, giá thành.
3. Cách xác định kích thước máy phát điện
Việc xác định kích thước của máy phát rất đơn giản. Một là bạn tiến hành đo đạc trực tiếp trên máy phát điện bằng các dụng cụ chuyên dụng. Cách thứ hai và cũng là cách chính xác nhất đó chính là tham khảo catalogue sản phẩm của Tổng kho máy phát điện.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập https://www.mayphatdiencongnghiep.info/, chọn sản phẩm cần xem, ví dụ máy phát điện Cummins 120kVA. Trang thông số kỹ thuật chi tiết của máy phát điện cần xem hiện ra. Như vậy, bạn đã có được thông số kỹ thuật chính xác của máy phát điện cần tìm.
Lưu ý, cùng một máy cụ thể có thể có kích thước khác nhau. Sự khác nhau này được thể hiện ở kiểu máy phát điện máy trần, máy có vỏ chống ồn hay máy có vỏ siêu chống ồn. Ví dụ, máy phát điện Perkins 50kVA, kích cỡ máy trần là 1750 X 700 X 1100 mm, máy chống ồn là 1950 X 750 X 1275 mm và máy siêu chống ồn là 2100 X 870 X 1165 mm.
Tiêu chuẩn phòng đặt máy phát điện

- Việc xây dựng phòng đặt máy phát điện là rất cần thiết, nhằm đảm bảo tính mỹ quan cũng như giảm độ ồn và khí thải khi thiết bị hoạt động. Vị trí phòng máy có thể đặt ở tầng hầm, tầng kỹ thuật của các tòa nhà cao ốc, chung cư hoặc xây dựng ở vị trí bên ngoài tòa nhà, phân xưởng, tùy theo từng quy mô và tính chất của dự án.
- Việc xây dựng phòng đặt máy phát điện cần được tính toán kỹ lưỡng để kết hợp hài hòa với kết cấu xây dựng, thuận tiện cho việc đi dây cáp hay kết nối với các hệ thống khác. Việc di chuyển máy vào phòng, bảo dưỡng sửa chữa cần phải có sự tư vấn của kỹ sư thiết kế để đảm bảo tính hoàn thiện tổng thể của dự án.
- Để xây dựng một phòng đặt máy phát điện cần cơ bản những thông tin sau: Công suất máy phát điện, kích thước của tổ máy, phương án vận chuyển máy vào phòng.
Lưu ý cần thiết cho bạn khi đặt máy phát điện ngoài trời
Nếu đặt máy phát điện ở ngoài trời bạn cần đặt máy phát điện cách xa cửa sổ, cửa chính, ống thông khí – những nơi có thể đưa khí CacbonOxit vào trong nhà.
Để tránh bi điện giật, các bạn cần để máy phát điện luôn khô và đặc biệt chú ý không được dùng máy phát điện khi trời mưa hoặc máy phát điện đang ẩm ướt. Vận hành máy phát điện trên một mặt phẳng khô ráo dưới một mái vòm thoáng khí. Bạn cần chắc rằng tay bạn phải thật khô trước khi chạm vào máy phát điện.

Sử dụng và cất nhiên liệu cho máy phát điện ở những nơi an toàn:
Hãy tắt máy phát điện và để nguội trước khi tiếp nhiên liệu. Nếu bạn đổ xăng dầu đổ vào máy phát điện đang còn nóng thì có thể dễ bốc cháy.
Bạn cần để xăng dầu nguyên liệu của máy phát điện trong những bình chứa an toàn đạt tiêu chuẩn và tránh xa những nơi sinh hoạt.
Bạn cần chú ý phải đóng bình chứa nguyên liệu cẩn thận, nếu nắp hở có thể hơi xăng dầu sẽ lan theo mặt đất gặp tia lửa điện có thể bốc cháy.
Chỉ sử dụng loại nhiên liệu được khuyên dùng theo hướng dẫn sử dụng máy phát điện hoặc được ghi trên nhãn máy.