Máy phát điện xoay chiều là một thiết bị điện vô cùng quen thuộc đối với người Việt Nam. Và những ai chưa biết hoặc đang tìm hiểu về dòng máy này thì hãy tham khảo bài viết này nhé. Bài viết gồm các nội dung sau: khái niệm, cấu tạo máy phát điện, nguyên lý hoạt động và phân loại máy phát điện. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Máy phát điện xoay chiều là gì?
Máy phát điện xoay chiều là một máy phát điện chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện năng dưới dạng của điện xoay chiều. Vì lý do chi phí và đơn giản, hầu hết các phát điện sử dụng một từ trường quay với một thiết bị cố định. Đôi khi người ta cũng sử dụng một máy phát điện xoay chiều tuyến tính có phần bao ngoài quay còn từ trường lại đứng yên.
Về nguyên tắc, bất kỳ máy phát điện tạo ra điện xoay chiều nào cũng có thể được gọi là một phát điện xoay chiều, nhưng thường là từ này đề cập đến các máy làm quay trục do ô tô và các động cơ đốt trong điều khiển. Máy phát điện xoay chiều sử dụng nam châm vĩnh cửu để tạo từ trường được gọi là magneto.
Máy phát điện xoay chiều dùng trong nhà máy điện được thúc đẩy bằng tua bin hơi nước được gọi là máy phát điện tua bin. Các máy phát điện 3 pha 50 Hz hay 60 Hz loại lớn trong các nhà máy điện sản xuất ra hầu hết năng lượng điện của thế giới, sau đó điện năng được hệ thống điện lưới phân phối.

Cấu tạo máy phát điện xoay chiều
Máy phát điện 2 chiều sẽ có cấu tạo khá đơn giản, chúng được cấu tạo từ 2 phần chính là phần cảm và phần ứng.
Phần cảm: là một nam châm điện để tạo ra từ trường, thường gọi là Rôto
Phần ứng: là một cuộn dây tạo ra dòng điện, thường gọi là stato
Bên cạnh hệ thống cấu tạo động cơ thì để hoàn thiện được một chiếc máy phát điện xoay chiều còn có các bộ phận khác như: đầu phát, hệ thống nhiên liệu, hệ thống làm mát và hệ thống xả. Kết hợp với bộ nạp ắc – quy, ổn áp, kết cấu khung chính, Control Panel hay thiết bị điều khiển.

Nguyên lý hoạt động máy phát điện xoay chiều
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Một khi số đường sức từ của nam châm chạy xuyên qua tiết diện của một cuộn dây luân phiên thay đổi. Chúng có thể tăng lên hoặc giảm xuống khi cuộn dây hoặc nam châm quay tròn. Vậy thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây cũng bắt đầu luôn phiên thay đổi. Nếu chu trình cứ tiếp tục tái diễn như vậy thì dòng điện sẽ hình thành.
Có các loại máy phát điện xoay chiều nào ?
Máy phát điện xoay chiều được chia thành 2 loại chính. Bao gồm máy phát điện xoay chiều 1 pha và máy phát điện 3 pha. Tuy nhiên trước tiên bạn hãy cùng tìm hiểu về máy phát điện xoay chiều 1 pha nhé.

So sánh cấu tạo của máy phát điện 1 pha và 3 pha
Máy phát điện 1 pha | Máy phát điện 3 pha | |
Giống nhau |
|
|
Khác nhau |
|
|
|
So sánh nguyên lý hoạt động của 2 dòng máy
Máy phát điện xoay chiều đều hoạt động dựa trên một nguyên lý chung. Tuy nhiên do sự khác biệt về thành phần cấu tạo mà dòng điện sinh ra không giống nhau.
Máy phát điện 1 pha | Máy phát điện 3 pha | |
Giống nhau |
|
|
Khác nhau |
|
|
Sử dụng máy phát điện 1 pha hay 3 pha
Phần nội dung này chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn các trường hợp sử dụng máy phát điện 3 pha và 1 pha.
Bạn chỉ nên sử dụng dòng điện 1 pha khi các thiết bị điện trong gia đình sử dụng dòng điện 1 pha. Trường hợp thứ hai đó chính là nhu cầu sử dụng điện năng không quá cao và không thường xuyên.
Nếu trường hợp trên các thiết bị điện trong gia đình sử dụng nguồn 1 pha thì trường hợp này sử dụng nguồn 3 pha. Hoặc nhu cầu sử dụng điện năng cao và thường xuyên. Chính vì thế, máy phát điện 3 pha thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp.
Thực tế, nhiều hộ gia đình đã sử dụng máy phát điện 3 pha để có thể tận dụng được tối ưu lợi ích của chúng. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho một chiếc máy này thường cao.
Những lưu ý khi sử dụng máy phát điện xoay chiều
Bất cứ một thiết bị điện muốn sử dụng được lâu dài thì phải có kiến thức vận hành tốt. Có như vậy máy mới hoạt động tốt và tránh được những rủi ro trong quá trình vận hành. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần đặc biệt quan tâm:
- Thường xuyên kiểm tra và luôn giữ các thiết bị cắm điện và các kết nối điện trong trạng thái an toàn.
- Chọn máy phát điện phải phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí hoặc thiếu hụt công suất.
- Phân bổ công suất của máy phát điện sao cho phù hợp.
- Giữ điện áp, tần số và công suất hoạt động ở phạm vi cho phép.
- Chú ý đến âm thanh của máy phát điện khi chạy.
Trên đây là một số thông tin và kiến thức cơ bản về máy phát điện xoay chiều là gì ? và các thông tin liên quan. Hy vọng nó sẽ cần thiết cho những bạn đang cần tìm hiểu, vì là kiến thức cá nhân và thu thập được trên các trang mạng nên không thể tránh khỏi sai sót, rất mong được sự đóng góp của các bạn để bài viết được hoàn hảo hơn.