Quy trình vận hành máy phát điện

Quy trình vận hành máy phát điện

Bạn mới mua máy phát điện hoặc lâu rồi không sử dụng máy phát điện nên không thể nhớ cách vận hành máy phát điện. Tham khảo các hướng dẫn sau đây để sử dụng máy phát điện nhé.

Trước khi vận hành máy phát điện thì chúng ta cần phải kiểm tra các bộ phận sau:

  • Kiểm tra máy phát 3 pha sơ bộ khi vận hành
  • Kiểm tra nhớt bôi trơn: nhớt bôi trơn phải đảm bảo nằm trong khoảng cho phép (trong phần gạch chéo trên que thăm nhớt).
  • Kiểm tra nhiên liệu: Nhiên liệu trước khi vận hành máy phải đủ cung cấp cho máy làm việc bình thường trong một khoảng thời gian tối thiểu.
  • Kiểm tra Ắc quy: cần kiểm tra các mối nối dây, mực nước điện giải trong bình.Chú ý nước trong bình Ac quy phải được châm đầy trong mước UPPER, không nên vượt quá mức này.
  • Kiểm tra mực nước làm mát: mực nước làm mát trong máy phát điện 3 pha cần phải duy trì mức nước làm nguội trong két nước cách miệng châm nước từ 10 – 20mm
  • Kiểm tra bộ lọc không khí: bộ lọc phải sạch sẽ và lắp đặt đúng chỗ để ngăn không cho bụi bẩn vào động cơ.
  • Kiểm tra dây Cu-roa: dây cu-roa phải đủ sức căng và còn tốt.
  • Kiểm tra vùng làm việc: vùng làm việc cả máy phát điện 3 pha không được để các dụng cụ hoặc bất cứ vật gì xung quanh vùng làm việc của máy giúp máy làm việc tốt và an toàn.
  • Kiểm tra hệ thống xả khí: miệng ống xả phải sạch sẽ phải được gắn chặt và còn tốt.

>>> Xem thêm: Máy phát điện nhật bãi

Kiểm tra máy phát điện

Cách vận hành máy phát điện diesel

Khởi động máy phát điện bằng bảng điều khiển tự động

Các quy trình sau đây có thể áp dụng cho các tổ máy phát điện được cấu hình hệ thống điều khiển tự động.

Đặt bộ điều khiển chính đến vị trí bắt đầu bằng tay và nhấn nút khởi động. Động cơ diesel sẽ tự động khởi động 3 lần cho đến khi khởi động. Nếu không khởi động được, hệ thống sẽ khóa ở trạng thái “KHỞI ĐỘNG KHÔNG THÀNH CÔNG” và đèn báo lỗi trên bảng điều khiển sáng.

Nếu máy phát điện vận hành bình thường, kiểm tra tiếng ồn, rò rỉ, các chỉ số trên bảng điều khiển. Kiểm tra điện áp và tần số hiển thị trên bảng điều khiển. Điều chỉnh các thông số về mức cho phép và cho máy hoạt động.

Dừng máy: nếu nhấn nút dừng khẩn cấp, máy sẽ ngừng chạy ngay lập tức. Nhưng nếu nhấn nút dừng bằng tay, máy sẽ dừng theo trình tự lắp đặt.

>>>> Xem thêm: Máy phát điện công nghiệp cũ đã qua sử dụng

Vận hành máy phát điện bằng bảng điều khiển tự động
Vận hành máy phát điện bằng bảng điều khiển tự động

Lưu ý: khi nhận được lệnh dừng, hệ thống điều khiển sẽ điều khiển động cơ chạy trong một thời gian. Thời gian này ngắn hay dài tùy thuộc vào thời gian làm mát máy trước khi dừng tự động.

Cách vận hành máy phát điện bằng tay

Nhấn nút khởi động đến khi nào đèn phía trên nút báo sáng thì nhả ra. Tại thời điểm này, bộ điều khiển đi vào đúng quy trình khởi động và động cơ sẽ tự khởi động 3 lần cho đến khi khởi động. Nếu động cơ không khởi động được, đèn báo lỗi trên bảng điều khiển sẽ sáng. Các bước tiếp theo bạn có thể thực hiện như cách khởi động tự động.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về các bước và sự cố có thể gặp khi khởi động máy phát điện, bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng máy phát điện của mình.

>>>> Xem thêm: Máy phát điện 3 pha

Một số chú ý trong lúc vận hành máy phát điện

Vận hành máy phát điện

Trong lúc vận hành, khởi động hay sử dụng máy phát điện công nghiệp bạn nên chú ý những điểm sau để có thể hoạt động máy hiệu quả hơn.

  • Bộ lọc của máy phát điện phải sạch.
  • Nhiên liệu đổ vào máy phát điện cần sạch, không có nước hoặc cặn. Nhiên liệu trong thùng chứa không được để còn lại quá ít.
  • Giữ dầu nhớt bôi trơn sạch, xả nhớt theo định kỳ đúng yêu cầu của máy, chọn nhớt đúng loại. Nhớt không để quá thấp hoặc quá cao. Nhớt có nhiệm vụ làm mát máy do vậy tuyệt đối không cho máy phát điện hoạt động khi không có nhớt.
  • Nếu nước làm mát bị sôi tuyệt đối không vận hành máy phát điện.
  • Không được đổ nước lạnh vào động cơ lúc máy nóng.
  • Loại lọc gió ướt thì tuyệt đối không để khô dầu.
  • Tuyệt đối không vận hành máy phát điện khi các ống nạp bị hở.
  • Chỉ khởi động máy khi đã kiểm tra các điều kiện để khởi động (nước, nhớt, nhiên liệu).
  • Không vận hành máy phát điện khi nhớt không đủ áp suất trên đồng hồ hoặc đèn báo có tín hiệu báo động
  • Mỗi loại máy có quy trình vận hành khác nhau. Do vậy cần đọc kỹ quy trình khởi động của máy phát điện công nghiệp do nhà sản xuất khuyên trước khi vận hành.

Quy trình vận hành tủ ATS

Vận hành tủ ATS
Vận hành tủ ATS

Như ta biết đối với máy phát điện và tủ ATS thì khi sử dụng dự phòng thông thường là máy phát điện. Ngoài ra, khi sử dụng máy phát điện và tủ ATS thì tủ thường có chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như:mất pha, mất trung tính, thấp áp (tuỳ chỉnh) thời gian chuyển đổi có thể điều chỉnh. Vậy cấu tạo của tủ sẽ chia ra các phần:

Hệ thống đèn báo

  • Đèn báo điện lưới: Đèn sáng báo có điện lưới
  • Đèn báo tải: Đèn sáng khi hệ thống tải được kết nối với điện lưới hoặc máy phát
  • Đèn báo máy phát: Đèn sáng báo máy phát đang chạy

Hệ thống công tắc chuyển mạch

  • Công tắc Auto – 0 – Man : Công tắc chuyển nguồn điện lưới hoặc máy phát tự động ( Auto) hoặc bằng tay ( Man). Công tắc ở vị trí Auto tủ sẽ tự động chuyển nguồn khi có điện lưới hoặc máy phát. Khi có cả 2 nguồn thì sẽ ưu tiên nguồn điện lưới. Công tắc ở vị trí Man là ở chế độ chờ chọn nguồn điện bằng tay. ( Khi công tắc ở vị trí Auto mà tủ không hoạt động thì vặn công tắc sang chế độ Man)
  • Công tắc Lưới – 0 – MF ( Dùng khi công tắc Auto – 0 – Man ở vị trí Man) : Công tắc chọn nguồn bằng tay. Vặn công tắc về vị trí Lưới để chọn chế độ điện lưới. Công tắc ở vị trí 0 là không chọn nguồn nào. Công tắc ở vị trí MF là chọn chế độ máy phát.
  • Công tắc Auto – 0 – Test : Công tắc bật hoặc tắt chế độ chạy tự động của máy phát và chạy kiểm tra bảo dưỡng. Công tắc ở vị trí Auto: Máy phát sẽ tự động chạy khi mất điện lưới và tự động tắt máy phát khi có điện lưới trở lại. Công tắc ở vị trí 0 máy phát sẽ ko chạy khi mất điện lưới. Công tắc ở vị trí Test máy phát sẽ chạy ngay cả khi đang có điện lưới. Chế độ Test dùng để chạy kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.
Tủ chuyển nguồn tự động ATS
Tủ chuyển nguồn tự động ATS

Sử dụng máy phát điện đúng cách để không bị ngạt khí

Nếu bạn không biết cách sử dụng máy phát điện để dẫn đến tình trạng bị ngạt khí thì sẽ rất nguy hiểm. Theo thông tin của báo đài gần đây thì có người đã bị ngạt khí máy phát điện và tử vong trong một quán karaoke.

Máy phát điện công nghiệp Việt Nhật
Máy phát điện công nghiệp Việt Nhật

Tại sao máy phát điện có thể gây ngạt thở cho người?

Chúng ta cần biết rằng máy phát điện hoạt động trong môi trường phòng kín là vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ cháy yếm khí, sinh ra loại khí độc là khí CO, nhanh chóng chiếm chỗ của oxy, hít vào sẽ gây ngạt. Đây là dạng ngạt tế bào, ngạt hệ thống, chữa rất khó. Những trường hợp này nếu không cấp cứu kịp thời, để thiếu oxy não lâu dẫn đến hôn mê, tử vong, cứu được cũng sẽ sống đời sống thực vật do não bị tổn thương.

Trong phòng kín, khi có động cơ chạy diezen là máy phát điện thì bao nhiêu nhiên liệu cháy sẽ sinh ra bấy nhiêu hàm lượng khí CO2. Nếu động cơ không tốt, lượng khí này sinh ra càng lớn hơn.

Khí CO2 không mùi, không vị, không gây đau đớn nhưng sẽ nhanh chóng gây ngạt. Người hít nhiều CO2 sẽ sốc do thiếu oxy, họ sẽ chết bị động bởi ngay khi vừa cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi thì đã rơi vào tình trạng hôn mê. Bởi vậy những người này sẽ không thể có phản xạ thông thường là thấy ngạt thì chạy ra ngoài . Chết do ngạt khí CO2 là cái chết không báo trước nên rất nguy hiểm, nạn nhân không có thời gian để phản kháng.

Trong trường hợp ở trong phòng kín có chạy máy phát điện, nạn nhân còn có thể tử vong do ngạt khí CO. Nguồn CO được hình thành do quá trình cháy không hoàn toàn tạo nên. Hơi CO là một thứ hơi không mùi, không màu, là một chất độc cho máu và có tác dụng làm ngạt thở. Khi hít phải, khí CO sẽ cướp mất ôxy của hemoglobin trong máu khiến tế bào hồng cầu vẫn hoạt động nhưng không có oxy, làm nạn nhân nhanh chóng hôn mê, tử vong. Khi bị ngạt khí CO, nạn nhân cũng phản xạ bị động gần như ngạt CO2. Khám nghiệm tử thi có thể thấy nếu nạn nhân chết do ngạt khí CO thì da đỏ tía, còn ngạt CO2 thì da tái.

Vậy làm sao để sử dụng máy phát điện cho an toàn?

  • Phải để máy phát điện ở nơi thoáng khí và không khí có thể lưu thông, tuyệt đối không để trong phòng kín sẽ gây ra ngạt khí như đã phân tích ở trên.
  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất là điều cực kì quan trọng. Nếu bạn không có chuyên môn cần tham khảo và nhờ tư vấn của những người có chuyên môn về vấn đề này.
  • Khi phải thuê máy phát điện thì hay thuê thêm nhân công vận hành để đảm bảo yếu tố an toàn.
  • Trên đây là những kiến thức cơ bản để sử dụng máy phát điện an toàn tránh tình trạng nghẹt thở nguy hiểm khi sử dụng máy phát điện.

Trên đây là Quy trình vận hành và hướng dẫn sử dụng máy phát điện và tủ ATS các bạn tham khảo. Nếu còn thắc mắc hay chưa rõ về máy phát điện và tủ ATS xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE.

Cách khắc phục những sự cố hay gặp ở máy phát điện

Máy phát điện cũng như một số thiết bị máy móc khác sau một thời gian sữ dụng thường hay gặp những sự cố ngoài ý muốn, làm ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy chúng ta phải hiểu được nguyên nhân để biết cách khắc phục
Những sự cố hay gặp như máy không khởi động được, dòng điện phát ra không đúng công suất.

Sâu đây siêu thị điện máy chính hãng chúng tôi sẽ hưỡng dẫn quý khách cách kiểm tra và khắc phục:

1. Máy phát điện khó nổ:

  • Chúng ta cần kiểm tra lại bugi máy phát điện xem còn hoạt động được hay không, có bị bụi bẩn bám vào hay không.
  • Chế độ nhiên liệu như xăng và gió xem có cung cấp đủ cho máy hay không.
  • Kiểm tra tấm lọc gió xem có bình thường hay không, hay không bình thường, nếu bụi bẩn bám vào làm cho gió không thôn, hoặc lọc gió có thể bị rách, mục làm cho gió vào quá nhiều.

2. Dòng tải tăng đột ngột hoặc điện áp Ura tăng cao đột ngột khi cắt tải:

Do ngắn mạch ngoài hoặc quá tải; chập đất một pha cuộn dây stator; chạm chập giữa các vòng dây trong cùng một pha (đối với máy phát điện có cuộn dây kép);  ngắn mạch nhiều pha trong cuộn dây stator.

3. Đồng hồ báo không đủ điện

  • Thứ nhất do nhiên liệu dùng cho máy phát điện không đúng hoặc lẫn khí, cần phải xả bọt hoặc thay ngay nhiên liệu đang dùng.
  • Thứ hai do máy chạy quá chậm, nên phải tăng ga. Nếu tăng ga vẫn không được tức là dây đai chùng quá, phải căng lại.

4. Điện áp và tần số ra không ổn định khi đóng tải:

  • Do chế độ nhiên liệu bơm vào cho buồng đốt của động cơ máy phát điện, không điều chỉnh đúng quy định (xăng, gió hoặc kim phun).
  • Do bộ tự động ổn định điện áp, tần số AVR thường xuyên phải làm việc quá tải dẫn đến hư hỏng và mất tác dụng điều chỉnh.

5. Những sự cố khác

  • Máy chạy có tiếng kêu khác thường là bị sát cốt. Phải điều chỉnh các bu lông bắt mối tôn cực của rôto phía đầu máy hoặc kiểm ra ổ bi đỡ, nếu mòn quá thì phải thay.
  • Nếu máy máy phát điện chạy tốt, đồng hồ chỉ đúng mà vẫn không có điện thì phải kiểm tra dây nối đến phụ tải, có thể dây bị đứt hay bị tuột.
  • Nếu máy chạy có mùi khét thì chắc chắn là chập điện ở đâu đó, cần phải kiểm tra ngay các dây dẫn.

Đây là những sự cố trong quá trình sử dụng máy phát điện mà chúng ta hay gặp phải cũng như cách khắc phục. Nếu quý khách cần chúng tôi tư  vấn nhiều hơn, hoặc quý khách có nhu cầu cần mua máy phát điện, xin vui lòng gọi vào số hotline của công ty.

Việt Nhật là đơn vị phân phối máy phát điện công nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam. Chuyên phân phối các dòng máy phát điện và phụ kiện chính hãng. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp dịch vụ bảo trì sửa chữa, lắp đặt toàn quốc. Cam kết miễn phí 100% khảo sát và lắp đặt máy. Khách hàng cần tư vấn xin liên hệ Hotline dưới đây.

G

0905 931 699