Như nhiều người đã biết, máy phát điện gồm có 2 thành phần chính là rotor và stator. Bên cạnh đó thì AVR máy phát điện cũng đóng góp một phần khá quan trọng. Vậy bộ AVR máy phát điện là gì? Công dụng, vai trò của AVR như thế nào, tại sao máy phát nào cũng cần đến? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
AVR máy phát điện là gì?
AVR hay còn gọi với cái tên đầy đủ hơn là Automatic Voltage Regulator. Đây là bộ điều khiển tự động được gắn trên máy phát điện, có nhiệm vụ điều chỉn ổn định điện áp đầu ra của máy phát điện hay còn được biết đến là các dynamo trong máy phát điện. Ngoài ra, AVR còn có nhiệm vụ kích từ vào các chổi than để đảm bảo điện áp tại đầu cực máy phát trong giới hạn cho phép.

Công dụng bộ AVR máy phát điện
Bộ AVR máy phát điện hay còn gọi là bộ tự điều chỉnh điện áp, bộ phận này cùng lúc thực hiện 4 chức năng cơ bản:
1) Điều chỉnh điện áp máy phát điện:
Với chức năng này bộ AVR nó có thể tiến hành theo dõi điện áp đầu ra của máy phát điện công nghiệp, đồng thời so sánh với một điện áp tham chiếu.
2) Giới hạn tỉ số điện áp:
Khi máy phát điện được khởi động bộ điều chỉnh điện áp tự động sẽ có khuynh hướng tăng dòng kích thích lên sao cho đủ điện áp đầu ra như tham chiếu theo giá trị đặt hoặc điện áp lưới. Đồng thời bộ điều chỉnh điện áp tự động cũng phải luôn theo dõi tỷ số này để điều chỉnh dòng kích thích cho phù hợp, mặc dù điện áp máy phát chưa đạt đến điện áp tham chiếu.
3) Điều khiển công suất vô công của máy phát điện:
Ngoài việc theo dõi và điều khiển điện áp, còn phải theo dõi và điều khiển dòng điện vô công có thể hiểu là điều khiển dòng kích thích khi công suất vô công và điện áp lưới có sự thay đổi, sao cho mối liên hệ giữa điện áp máy phát, điện áp lưới và công suất vô công phải là mối liên hệ hợp lý.
4) Bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây:
Muốn giảm bớt tác hại của hệ thống do qúa trình vận hành máy phát điện gây ra. do Bộ điều áp phải dự đoán được khả năng sụt giảm của đường dây, và tạo ra điện áp bù trừ cho độ sụt giảm đó. Bộ AVR máy phát điện không phụ thuộc vào tần số, chỉ trừ khi nào thấp hơn ngưỡng cho phép thì nó sẽ cắt giảm kích từ đầu ra bảo vệ cho AVR và đầu phát an toàn.

Sơ đồ, nguyên lý mạch AVR máy phát điện
Nguyên lí hoạt động của AVR là sẽ kiểm soát đầu ra bằng cách cảm nhận điện áp từ các đầu nối của máy phát. Khi đó, nó sẽ so sánh với một tham chiếu ổn định và gửi tín hiệu báo lỗi (nếu có) để điều chỉnh dòng điện trường.

Tùy thuộc vào sự chênh lệch với tham chiếu mà AVR có thể tăng hoặc giảm dòng điện đến stator. Tương ứng với đó là điện áp sẽ thấp hoặc cao hơn ở các cực stato chính.
Phân loại AVR máy phát điện
Thông thường với mỗi một máy phát điện, nhà sản xuất sẽ cung cấp một bộ điều chỉnh điện áp AVR. Việc phân loại AVR cũng bị phụ thuộc vào từng dòng máy phát và công suất của chúng. Những dòng máy không giống nhau với những công suất khác nhau thì sẽ có bộ AVR khác nhau. AVR sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với từng loại máy phát đó. Ví dụ như: AVR máy phát điện 2kw, 3kw, 5kw, 3kva, 5kva, 10kva,….
Để kích từ thì các dòng máy phát điện có hoặc không sử dụng chổi than cũng đều phải được trang bị bộ AVR. Cùng với đó, cung tùy thuộc vào công suất mà chúng sẽ dùng các loại mạch khác nhau như 3kgw, 5kgw,…
Đa phần các bộ AVR đều giống nhau, có các tính năng tương tự. Nếu có khác thì chỉ khác về thương hiệu, thiết kế, kích thước, màu sắc,…

Cách đấu AVR cho máy phát điện
Muốn đấu mạch AVR cho thiết bị phát điện, bạn hãy tham khảo các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Bước 1: Xác định đầu ngõ và đầu ra
Trong bước đầu tiên này bạn phải đầu ngõ và đầu ra của AVR. Khi biết chính xác hai đầu này, bạn mới bắt đầu đấu nối mạch AVR. Trong đó mạch AVR luôn có bốn đầu nối cơ bản thuộc nhóm input và output:
- Đầu nối nhóm input: Có thể là No T1 hoặc No V ứng với điện áp 0V hoặc 220V.
- Đầu nối nhóm output: F+ và F-, ứng với cực dương và cực âm khi kích vào vị trí chổi than.
Bước 2: Bắt đầu đấu nối
Khi đã xác định xong đầu ngõ và đầu ra, bạn hãy bắt đầu chuyển sang bước đấu nối. Theo đó, bạn cần sử dụng đầu F+ và F- đấu nối vào cực âm và cực dương của chổi than.
Bước 3: Vận hành thử
Nếu quá trình đấu nối hoàn tất, bạn có thể thử vận hành thiết bị phát điện. Trường hợp điện áp tại đầu ra của thiết bị pháp ổn định thì mức điện áp phải là 220V hoặc 380V. Trong đó, 220 áp dụng với máy phát 1 pha, còn 380V là dành cho máy phát điện 3 pha.
Giá bộ AVR máy phát điện
Như chúng ta đã biết AVR có nhiều loại và cũng chính vì thế mà nó sẽ có nhiều mức giá khác nhau. AVR lắp đặt cho máy có công suất càng lớn thì giá thành càng cao.
Một AVR sẽ có giá giao động từ khoảng 140$ và cao hơn nữa có thể lên tới 3000$.
Với mức giá cũng không hề rẻ cho một chi tiết AVR thì việc bạn mua phải hàng giả là có thể xảy ra. AVR giả không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng điện mà còn gây cháy nổ.
Chính vì thế, hãy cân nhắc và lựa chọn đơn vị cung cấp bộ chuyển đổi AVR uy tín.